Ngày xuân, đọc lại một phiên bản của Di chúc vua Trần Nhân Tông, vẫn thường thấy ở các di tích đền chùa, càng thấm thía lời dạy của bậc thánh nhân, hết lòng vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
Ảnh: BẠCH NGỌC TƯ |
“… Không thôn tính được ta, thì gặm nhấm ta
Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ tổ đại bàng thành cái tổ chim chích
Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:
Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác.
Ta cũng để lại lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu”.
Vua Trần Nhân Tông tên húy là Trần
Khâm sinh ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ (tức ngày 7- 12- 1258) là con
trưởng của vua Trần Thánh Tông. Năm 16 tuổi, ông được lập làm Hoàng thái
tử. Năm 21 tuổi, lên ngôi Hoàng đế - là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Trần
trị vì 15 năm và truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông và lên làm Thái
thượng hoàng. Năm Kỷ Hợi (1299), ngài xuất giá tu hành ở cung Vũ Lâm
(Ninh Bình), sau đó đến Yên Tử (Quảng Ninh) và thành lập thiền phái Trúc
Lâm Yên Tử lấy đạo hiệu là Điếu Ngư Giác Hoàng. Ông qua đời ngày 3
tháng 11 năm Mậu Thân (tức ngày 16-12-1308) ở am Ngọa Vân núi Yên Tử, an
táng ở Đức Lăng nay thuộc tỉnh Thái Bình.
Trần Nhân Tông là vị hoàng đế có học
vấn uyên bác, là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử, là
người có công lớn đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ hai năm 1285 và
lần thứ ba năm 1287. Ông là một trong những vị anh hùng dân tộc tiêu
biểu nhất của Việt Nam, là người lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được
gọi là Phật Hoàng, là tổ thứ nhất. Tượng của Trần Nhân Tông lớn nhất
Việt Nam được đúc bằng đồng nặng 138 tấn cao 15 mét đặt trên đỉnh núi
Yên Tử - Quảng Ninh ở độ cao trên 900 m so với mặt nước biển.
Di chúc của ông viết cách đây hơn 700
năm mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Dân tộc ta đời này qua đời khác
đã thực hiện di chúc của ông “Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng
không được để lọt vào tay kẻ khác”.
Viết dưới tượng Phật Hoàng
Bảy trăm năm đá vẫn uy nghiêm đá
Người hóa Phật
Nhưng
Người vẫn đâu đây
Câu thơ còn vỗ về nhân thế
Bảy trăm năm mấy kiếp vơi đầy...
Hai lần làm vua
Vua đời anh minh
Bốn mươi tuổi xuất gia
Giấu mình vào Ngọa Vân
Cùng mây núi
thành
Vua Phật
Người vĩ đại luôn nghĩ mình tay trắng
Trên ngôi cao
Bạc vàng như đá cuội
Trút bỏ ngai vàng tựa chiếc giày rách
Danh tiếng phù vân
Người trở về tự do
Với tinh thần “phá chấp”
“Vô ngã“, “vô ngôn”
Đường luôn ở dưới cỏ
Quỳ dưới chân Người hôm nay
Con thấy mình tầm thường và nhiễu sự
Muốn học Người xưa
dâu bể
coi mọi chuyện thường tình...
|
Lê Quang Viêm (Sưu tầm)
Nguồn: http://www.anninhthudo.vn/thoi-su/di-chuc-cua-vua-tran-nhan-tong/593767.antd
0 comments