Vấn đề người Nữ

 
 
Phật dạy: "Chúng sanh đều bình đẳng trước giáo pháp của Như Lai", vì chúng sanh nào cũng có Phật tánh cả. Nhưng chúng sanh có vạn loại sai khác nhau. Ngay trong một chủng loại cũng không đồng dù cho cùng một biên độ, vì nghiệp tạo tác không ai giống ai. Lại nữa, trong bình diện nhân sinh cũng vậy; trong lịch sử loài người, người nữ cũng bị xem nhẹ. Việc Như Lai chần chừ chưa cho Di mẫu Kiều-đàm-di xuất gia, và huyền ký sự giảm sút thời gian trong Tam Thời Pháp Trụ và sự ra đời “Bát Kỉnh Pháp” là một khuyến tấn có lý do, cần phải nghiệm biết chứ không nên hý luận huyển đàm.
Phải ghi nhận quyết định cho nữ giới xuất gia là một quyết định mang tư tưởng cách mạng xã hội mà trong thời điểm ấy chưa có tôn giáo hay tổ chức xã hội nào áp dụng và cổ xúy. Trong kinh điển, hàng Tỳ-kheo-ni và Ưu-bà-di chứng đắc Thánh quả không phải là không có, đã là một chứng lý cho sự bình đẳng mà tư tưởng Đại Thừa xiển dương và ra sức phát triển. Nhưng qua lịch sử chúng ta chưa thầy có người nữ nào kế thừa Tổ nghiệp - mà thận trọng chứ không phải phân biệt.
Trong kinh Phật lẫn cả ngoài đời đều ca tụng người mẹ, vì cỏi Dục giới người mẹ hay "phái yếu" hay giống cái là nơi phát sinh và duy trì chủng loại giống nòi, vì những đức tính kham nhẫn, chịu đựng và hy sinh, trong không gian hẹp và thời gian có tính cách cấp thời xử lý theo cảm tính hơn lý trí.
Trong biểu tượng thị hiện lòng từ bi vô lượng, ngài Quán Thế Âm đã xuất hiện dưới hình bóng của nữ nhân, tay cầm tịnh bình tay cầm nhành dương thể hiện biểu lý yêu thương ngọt ngào, nâng đỡ sự sống và phòng hộ sự sống. Ảnh tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn như là một thông điệp không lời nhắc nhở người nữ "mắt thấy thì tay làm"; đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc và nên lấy đó làm sở trường chinh phục, làm thay đổi lịch sử hoàn cảnh, kể cả môi trường. Người nữ mà dùng cái miệng nhiều hơn cái tay và khối óc là một đại họa cho gia đình, tập thể, tổ chức và xã hội.
Thắng Man Phu Nhân xuất hiện trong kinh điển Đại Thừa với niềm tin sắt đá bất hoại, được Thế Tôn xuất hiện thọ ký như là một đấng trượng phu trong chánh pháp là một người nữ đẹp nết, ái ngữ, khiêm cung, nhưng không khoan nhượng trong lý tưởng bảo vệ và xiển dương chánh pháp. GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM cần những người nữ nhu cương tùy thời, quyết liệt nhưng không mất nữ tính.
Đức Quán Thế Âm trong hơn nửa thế kỷ nay xuất hiện trong chánh điện Quan Âm Các, Quan Âm Đài thì ít mà xuất hiện ngoài chùa, trong ao, trong đầm, trên rừng, trên núi thì nhiều như nhắc nhở nữ giới nên có mặt ở đó, những nơi nầy chúng sanh đang cần! Còn nhà hàng, khách sạn, vũ trường... các nơi sang trọng, quý vị chỉ là những bông hoa để trang trí, để ngắm nhìn cho quang cảnh thêm linh động. Vì thế trên đại dương dậy sóng ngài xuất hiện trên mây, trên sóng chứ không phải chỗ thế gian hưởng thụ ăn chơi.
Trong thực tế cuộc sống, có con ếch miệng rất rộng, chỗ nào cũng kêu nên thiệt thân, con chim cú, chim quạ cũng thế mà lãnh thổ không gian sinh hoạt, thời gian làm việc ngày một thu hẹp lại.
Hãy thể hiện thiên chức của mình qua ánh mắt, niềm tin và năng lực tự tại như hai bà chị trong lịch sử áo lam(*) nhỏ nhắn nhưng quyết liệt. Đối tượng nầy thế hệ trẻ không hề thiếu. Hãy mạnh dạn gánh vác trách nhiệm! Mong lắm thay./.
THẠNH KHÔNG
Chủ đề: , ,

0 comments

Lên đầu trang