Gia Đình Phật Tử là một tổ chức giáo dục cho nên về vấn đề nhân sự hướng dẫn được đặt lên hàng đầu.
GĐPT tiến hay lùi, mạnh hay yếu, sống hay chết là do ở Huynh Trưởng, những người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cho sự thịnh suy của tổ chức.
Các trại huấn luyện Huynh Trưởng của GĐPT được đặt ra để đào tạo những cán bộ nòng cốt cho phong trào, có khả năng đem Đời vào Đạo với hai mục đích chính là “Đạo hạnh” và “Kỹ năng điều khiển” nhằm thực hiện mục đích của GĐPT đề ra. Do vậy cần phải có một nơi để tổ chức đào tạo và huấn luyện chuyên nghiệp và đó chính là Trại Trường.
Trong những năm của thập niên 60, tổ chức GĐPT phát triển rộng khắp và sinh hoạt thật rầm rộ ở khắp mọi nơi trên đất nước (dĩ nhiên trừ miền Bắc đang bị phân cách).
Niềm ao ước và mong mỏi của mọi Đoàn Sinh và Huynh Trưởng là làm thế nào để xây dựng cho được một Trại Trường của GĐPTVN.
GĐPT tiến hay lùi, mạnh hay yếu, sống hay chết là do ở Huynh Trưởng, những người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cho sự thịnh suy của tổ chức.
Các trại huấn luyện Huynh Trưởng của GĐPT được đặt ra để đào tạo những cán bộ nòng cốt cho phong trào, có khả năng đem Đời vào Đạo với hai mục đích chính là “Đạo hạnh” và “Kỹ năng điều khiển” nhằm thực hiện mục đích của GĐPT đề ra. Do vậy cần phải có một nơi để tổ chức đào tạo và huấn luyện chuyên nghiệp và đó chính là Trại Trường.
Trong những năm của thập niên 60, tổ chức GĐPT phát triển rộng khắp và sinh hoạt thật rầm rộ ở khắp mọi nơi trên đất nước (dĩ nhiên trừ miền Bắc đang bị phân cách).
Niềm ao ước và mong mỏi của mọi Đoàn Sinh và Huynh Trưởng là làm thế nào để xây dựng cho được một Trại Trường của GĐPTVN.
Và đến Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc 1964 tại Sài Gòn, vấn đề được đặt ra và quyết định xây dựng Trại trường GĐPTVN tại Đà Lạt.
Đại Hội đã uỷ nhiệm cho Ban Hướng Dẫn GĐPT Đà Lạt – Tuyên Đức 3 việc:
1. Lập thủ tục xin chính quyền địa phương cấp cho một lô đất để xây dựng “Trại Trường Gia Đình Phật Tử Việt Nam”, nơi đào tạo cán bộ (Huynh Trưởng) cho GĐPTVN.
2. Thiết kế hoạ đồ Đài Lục Hoà và Trại Trường.
3. Đứng ra trông nom, xây dựng Đài Lục Hoà khi được xét duyệt chấp thuận.
4. Sau khi dự Đại Hội về, Ban Hướng Dẫn Đà Lạt – Tuyên Đức xúc tiến ngay những việc nghiên cứu thực địa, tìm địa điểm thích hợp, vẽ hoạ đồ… khi đã chọn được một địa điểm thích hợp là một khu đồi thông cạnh Hồ Than Thở, Thành phố Đà Lạt.
Ban Hướng Dẫn GĐPT Đà Lạt – Tuyên Đức (Được sự hỗ trợ của Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Đà Lạt – Tuyên Đức) làm văn thư gửi chính quyền xin cấp lô đất rộng 17,6Ha cạnh hồ Than Thở – Đà Lạt để xây cất Đài Lục Hoà và Trại Trường GĐPTVN.
- Tháng 3 năm 1967, nhận được quyết định số 0/HC3/QĐ/67, ký ngày 4/3/1967 của chính quyền địa phương chấp thuận cho GĐPT thuộc Tỉnh Hội Phật Giáo Đà Lạt – Tuyên Đức được xử dụng lô đất nói trên.
- Ban Hướng Dẫn GĐPT Đà Lạt – Tuyên Đức thực hiện các bảng tole nhỏ, dài, có huy hiệu Hoa Sen Trắng và dòng chữ “Trại Trường Gia Đình Phật Tử Việt Nam” để đóng vào các cây thông xung quanh khu đất Trại Trường GĐPT cạnh hồ Than Thở – Đà Lạt.
- Tháng 1 năm 1969 Ban Hướng Dẫn GĐPT Đà Lạt – Tuyên Đức nhận được giấy phép số 05/HC3/13, ký ngày 15/1/1969 của chính quyền địa phương cho phép xây dựng Đài Lục Hoà và Trại Trường GĐPTVN theo hoạ đồ đã đệ trình.
- Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Đài Lục Hoà và Trại Trường GĐPTVN được tổ chức trọng thể vào ngày 19/1/1969 dưới sự chứng minh của Thượng Toạ Thích Đạo Quang, Chánh Đại Diện GHPGVNTN Miền Khuông Việt và Đại Đức Thích Minh Tuệ, Chánh Đại Diện Tỉnh Giáo Hội PGVNTN Tỉnh Đà Lạt – Tuyên Đức cùng với Ban Trị Sự Tỉnh Hội, các Chi, Khuôn Hội; Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN và đại diện Ban Hướng Dẫn các tỉnh, thị trên toàn quốc và đông đảo Quan Khách. Các đơn vị GĐPT trên toàn tỉnh Tuyên Đức – Đà Lạt – Lâm Đồng về cắm trại rất đông.
Trong buổi lễ, anh Võ Đình Cường – Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN đã ngỏ lời cảm ơn chính quyền địa phương và các cơ quan sở tại. Trong bài diễn văn vào dịp này, anh nói:
“Gia Đình Phật Tử chúng tôi đã có được khu đất rộng rãi, đẹp đẽ để làm Trại Trường đào tạo cán bộ cho Gia Đình Phật Tử trên toàn quốc. Trong một ngày rất gần đây, nơi đây Trại Trường sẽ được dựng lên trong khung cảnh hùng vĩ và không kém phần thơ mộng… Từng lớp người thanh niên nam nữ Phật Tử sẽ được đào luyện để trở thành Huynh Trưởng trong cái lò huấn luyện này. Đà Lạt sẽ là nơi mà tất cả cán bộ nòng cốt của phong trào Gia Đình Phật Tử trên toàn quốc đều phải đi qua và chắc chắn sẽ ghi khắc trong lòng nhiều kỷ niệm quý báu, êm đềm của một thị xã thơ mộng, hiền hoà, có khí hậu mát mẻ, trong lành nhất và cũng có nhiều danh lam, thắng cảnh nhất trên bán đảo Đông Dương này…”.
Sau lễ đặt viên đá đầu tiên, Ban Hướng Dẫn GĐPT Đà Lạt – Tuyên Đức xúc tiến những dự án xây cất. Chính anh Nguyên Tín Nguyễn Châu, Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPT Đà Lạt – Tuyên Đức là người đã thiết kế và trực tiếp quản lý công trình xây dựng Đài Lục Hoà.
Đài Lục Hoà hình trụ lục giác, cao 11m khắc 6 câu Hoà Kỉnh vào 6 mặt trụ: Thân hoà đồng trú; Khẩu hoà vô tránh; Ý hoà đồng duyệt; Kiến hoà đồng giải; Giới hoà đồng tu; Lợi hoà đồng quân, tượng trưng cho tinh thần Lục Hoà Cộng Trụ của tổ chức GĐPTVN. Hai đỉnh trụ tôn trí Thánh tượng Bồ Tát Quán Thế Âm do hai Huynh Trưởng Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai và Tâm Phát Võ Văn Phác tôn tạo cùng Ban Hướng Dẫn GĐPT Đà Nẵng thỉnh vào. Trụ đài đặt trên một toà sen 12 cánh nở, nằm trên một bệ tròn dày 5 tấc, đường kính 12m, xung quanh khắc tên GĐPT tất cả các tỉnh từ Quảng Trị đến Cà Mau có sinh hoạt GĐPT và đóng góp tịnh tài xây dựng đài. Các thời điểm đáng nhớ:
- Lễ đặt viên đá đầu tiên: 19/1/1969.
- Lễ khởi công xây cất: 28/3/1970.
- Lễ khánh thành: 25/12/1973.
Với tổng kinh phí 2 triệu đồng (vào thời điểm đó số tiền này rất lớn) do công sức của các Ban Bảo Trợ, các Ban Hướng Dẫn Tỉnh, Thị trên toàn quốc cùng với quý Đạo Hữu Phật Tử hảo tâm; Huynh Trường và Đoàn Sinh các đơn vị GĐPT sở tại đóng góp tích cực trong suốt 4 năm trời mới xây dựng nên Đài Lục Hoà, Trại Trường GĐPTVN.
Nơi đây, Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Vạn Hạnh I GĐPTVN đã được tổ chức sau ngày khánh thành 1 năm.
CÁC DỰ ÁN KẾ TIẾP CỦA BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG CHO TRẠI TRƯỜNG:
Khu đất được cấp để làm Trại Trường là một ngọn đồi thoai thoải, nằm bên cạnh Hồ Than Thở thuộc khu du lịch nổi tiếng của Đà Lạt với huyền thoại “Đồi thông hai mộ”. Địa thế thoải mái với nhiều cây thông hùng vĩ, một nơi sinh hoạt thật lý tưởng, có diện tích rộng nên Ban Hướng Dẫn Trung Ương đã có kế hoạch chuẩn bị để xây dựng nơi đây thành một khu Trại Trường hoành tráng, phục vụ cho công tác huấn luyện về lâu dài như:
- Phân chia những khu Tiểu Trại để khi có các lễ hội quy mô lớn, tập trung lực lượng toàn quốc.
- Thiết kế các sân thể thao như: sân túc cầu, vũ cầu, bóng chuyền…
- Các khu sinh hoạt chung sẽ được trồng cỏ cho sạch đẹp.
- Xây dựng các nhà kho để bảo quản các dụng cụ sinh hoạt cắm trại (khí mãnh).
- Xây dựng các phòng giao tiếp; nơi ở của Ban Quản Trại; của Quan Khách và khu hội trường (theo bản vẽ dự trù, sẽ xây dựng một dãy nhà sàn theo kiểu nhà “Rông” của đồng bào Sắc Tộc).
- Xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt đến các khu vực Tiểu Trại… và còn nhiều dự án nữa. Nhưng tất cả đều không thực hiện được vì những chuyển biến của thời cuộc.
Biến cố lịch sử năm 1975 đã cuốn trôi những ước vọng cháy bỏng trong tim hàng vạn Đoàn Sinh, Huynh Trưởng và những người có tâm huyết với tổ chức áo lam.
“Đã là một tổ chức giáo dục tu học thế tục, nó không thể tách khỏi những sự thăng trầm, hưng vong của lịch sử, những bài học lịch sử của nhân loại, phải trả bằng sanh mạng, máu xương và nước mắt.
Để có được một lịch sử trên 70 năm, GĐPTVN cũng phải trả một giá đắt như vậy” (Anh cả Nguyên Tín Nguyễn Châu – Sen Trắng số 25).
Trại Trường GĐPTVN vẫn còn đó.
Đài Lục Hoà vẫn sừng sững uy nghiêm, thi gan cùng tuế nguyệt.
Hồ Than Thở vẫn trầm mặc, u buồn; hàng thông già vẫn lặng đứng chơ vơ để chờ đợi khi những cơn gió đi qua lại rít lên như hoài niệm, như tìm kiếm những bóng Lam xưa… mong cầu tụ hội.
Tất cả vẫn còn đó, nhưng những đứa con Lam giờ mỗi khi dừng chân ghé thăm lại chốn xưa… không khỏi ngậm ngùi, rơi nước mắt…
Đài cao vẫn uy nghi, rừng thông vẫn lồng lộng với gió ngàn… cảnh củ còn đây mà người xưa đâu cả rồi!!!
Các anh, các chị… giờ người thì đã nghỉ yên nơi cõi vĩnh hằng; kẻ thì đang lưu lạc xứ người!
Anh thì mái tóc đã bạc trắng với thời gian; chị nay đã lưng còng gối mỏi!
Nhưng tất cả vẫn đang hiện hữu…
Những cánh tay gầy guộc vẫn đang vươn lên cố giữ vững tay chèo, lèo lái con thuyền Lam đang trôi dạt bồng bềnh giữa cơn sóng dữ.
Tổ chức của chúng ta tồn tại cho đến ngày nay, nhờ vào những con người như các anh, các chị hết lòng phụng sự cho tổ chức. Đó là điều mà thế hệ đàn em chúng tôi trân trọng.
Anh cả từng nhắn nhủ chúng ta:
“Trong tất cả mọi vết thương, vết thương lòng là khó trị, dai dẵng và đau khổ nhất.
Con sư tử biểu tượng của sức mạnh, chết vì kẻ thù khác loại ở bên ngoài thì ít mà chết vì sư tử trùng thì nhiều. Anh chị em Huynh Trưởng và Đoàn Sinh GĐPTVN chết vì sự đánh phá của các thế lực vô minh, con số không đáng kể, mà chết vì hiểu lầm, phân hoá, chia rẽ, không nhất quán về các vấn đề chiến lược là chổ chúng ta cần soi rọi, quán chiếu”.
- Trại Trường của chúng ta thì đã thuộc về quá khứ!
- Trại Trường tương lai thì đang là kỳ vọng tha thiết của tập thể nhà Lam.
- Còn hiện tại thì chúng ta đang thụ huấn trong một Trại Trường thật hoành tráng và đầy phức tạp, đó là trường Đời.
Nguyện cầu cho anh chị em chúng ta đừng ai vấp ngã ở trường Đời!
(Tài liệu do Huynh Trưởng Nguyên Nghị GĐPT Đức Trọng – Lâm Đồng viết theo tư liệu của anh Nguyên Tín Nguyễn Châu).
Nguồn: Nội san Sen Trắng số 28 – GĐPTVN
Đại Hội đã uỷ nhiệm cho Ban Hướng Dẫn GĐPT Đà Lạt – Tuyên Đức 3 việc:
1. Lập thủ tục xin chính quyền địa phương cấp cho một lô đất để xây dựng “Trại Trường Gia Đình Phật Tử Việt Nam”, nơi đào tạo cán bộ (Huynh Trưởng) cho GĐPTVN.
2. Thiết kế hoạ đồ Đài Lục Hoà và Trại Trường.
3. Đứng ra trông nom, xây dựng Đài Lục Hoà khi được xét duyệt chấp thuận.
4. Sau khi dự Đại Hội về, Ban Hướng Dẫn Đà Lạt – Tuyên Đức xúc tiến ngay những việc nghiên cứu thực địa, tìm địa điểm thích hợp, vẽ hoạ đồ… khi đã chọn được một địa điểm thích hợp là một khu đồi thông cạnh Hồ Than Thở, Thành phố Đà Lạt.
Ban Hướng Dẫn GĐPT Đà Lạt – Tuyên Đức (Được sự hỗ trợ của Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Đà Lạt – Tuyên Đức) làm văn thư gửi chính quyền xin cấp lô đất rộng 17,6Ha cạnh hồ Than Thở – Đà Lạt để xây cất Đài Lục Hoà và Trại Trường GĐPTVN.
- Tháng 3 năm 1967, nhận được quyết định số 0/HC3/QĐ/67, ký ngày 4/3/1967 của chính quyền địa phương chấp thuận cho GĐPT thuộc Tỉnh Hội Phật Giáo Đà Lạt – Tuyên Đức được xử dụng lô đất nói trên.
- Ban Hướng Dẫn GĐPT Đà Lạt – Tuyên Đức thực hiện các bảng tole nhỏ, dài, có huy hiệu Hoa Sen Trắng và dòng chữ “Trại Trường Gia Đình Phật Tử Việt Nam” để đóng vào các cây thông xung quanh khu đất Trại Trường GĐPT cạnh hồ Than Thở – Đà Lạt.
- Tháng 1 năm 1969 Ban Hướng Dẫn GĐPT Đà Lạt – Tuyên Đức nhận được giấy phép số 05/HC3/13, ký ngày 15/1/1969 của chính quyền địa phương cho phép xây dựng Đài Lục Hoà và Trại Trường GĐPTVN theo hoạ đồ đã đệ trình.
- Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Đài Lục Hoà và Trại Trường GĐPTVN được tổ chức trọng thể vào ngày 19/1/1969 dưới sự chứng minh của Thượng Toạ Thích Đạo Quang, Chánh Đại Diện GHPGVNTN Miền Khuông Việt và Đại Đức Thích Minh Tuệ, Chánh Đại Diện Tỉnh Giáo Hội PGVNTN Tỉnh Đà Lạt – Tuyên Đức cùng với Ban Trị Sự Tỉnh Hội, các Chi, Khuôn Hội; Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN và đại diện Ban Hướng Dẫn các tỉnh, thị trên toàn quốc và đông đảo Quan Khách. Các đơn vị GĐPT trên toàn tỉnh Tuyên Đức – Đà Lạt – Lâm Đồng về cắm trại rất đông.
Trong buổi lễ, anh Võ Đình Cường – Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN đã ngỏ lời cảm ơn chính quyền địa phương và các cơ quan sở tại. Trong bài diễn văn vào dịp này, anh nói:
“Gia Đình Phật Tử chúng tôi đã có được khu đất rộng rãi, đẹp đẽ để làm Trại Trường đào tạo cán bộ cho Gia Đình Phật Tử trên toàn quốc. Trong một ngày rất gần đây, nơi đây Trại Trường sẽ được dựng lên trong khung cảnh hùng vĩ và không kém phần thơ mộng… Từng lớp người thanh niên nam nữ Phật Tử sẽ được đào luyện để trở thành Huynh Trưởng trong cái lò huấn luyện này. Đà Lạt sẽ là nơi mà tất cả cán bộ nòng cốt của phong trào Gia Đình Phật Tử trên toàn quốc đều phải đi qua và chắc chắn sẽ ghi khắc trong lòng nhiều kỷ niệm quý báu, êm đềm của một thị xã thơ mộng, hiền hoà, có khí hậu mát mẻ, trong lành nhất và cũng có nhiều danh lam, thắng cảnh nhất trên bán đảo Đông Dương này…”.
Sau lễ đặt viên đá đầu tiên, Ban Hướng Dẫn GĐPT Đà Lạt – Tuyên Đức xúc tiến những dự án xây cất. Chính anh Nguyên Tín Nguyễn Châu, Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPT Đà Lạt – Tuyên Đức là người đã thiết kế và trực tiếp quản lý công trình xây dựng Đài Lục Hoà.
Đài Lục Hoà hình trụ lục giác, cao 11m khắc 6 câu Hoà Kỉnh vào 6 mặt trụ: Thân hoà đồng trú; Khẩu hoà vô tránh; Ý hoà đồng duyệt; Kiến hoà đồng giải; Giới hoà đồng tu; Lợi hoà đồng quân, tượng trưng cho tinh thần Lục Hoà Cộng Trụ của tổ chức GĐPTVN. Hai đỉnh trụ tôn trí Thánh tượng Bồ Tát Quán Thế Âm do hai Huynh Trưởng Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai và Tâm Phát Võ Văn Phác tôn tạo cùng Ban Hướng Dẫn GĐPT Đà Nẵng thỉnh vào. Trụ đài đặt trên một toà sen 12 cánh nở, nằm trên một bệ tròn dày 5 tấc, đường kính 12m, xung quanh khắc tên GĐPT tất cả các tỉnh từ Quảng Trị đến Cà Mau có sinh hoạt GĐPT và đóng góp tịnh tài xây dựng đài. Các thời điểm đáng nhớ:
- Lễ đặt viên đá đầu tiên: 19/1/1969.
- Lễ khởi công xây cất: 28/3/1970.
- Lễ khánh thành: 25/12/1973.
Với tổng kinh phí 2 triệu đồng (vào thời điểm đó số tiền này rất lớn) do công sức của các Ban Bảo Trợ, các Ban Hướng Dẫn Tỉnh, Thị trên toàn quốc cùng với quý Đạo Hữu Phật Tử hảo tâm; Huynh Trường và Đoàn Sinh các đơn vị GĐPT sở tại đóng góp tích cực trong suốt 4 năm trời mới xây dựng nên Đài Lục Hoà, Trại Trường GĐPTVN.
Nơi đây, Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Vạn Hạnh I GĐPTVN đã được tổ chức sau ngày khánh thành 1 năm.
CÁC DỰ ÁN KẾ TIẾP CỦA BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG CHO TRẠI TRƯỜNG:
Khu đất được cấp để làm Trại Trường là một ngọn đồi thoai thoải, nằm bên cạnh Hồ Than Thở thuộc khu du lịch nổi tiếng của Đà Lạt với huyền thoại “Đồi thông hai mộ”. Địa thế thoải mái với nhiều cây thông hùng vĩ, một nơi sinh hoạt thật lý tưởng, có diện tích rộng nên Ban Hướng Dẫn Trung Ương đã có kế hoạch chuẩn bị để xây dựng nơi đây thành một khu Trại Trường hoành tráng, phục vụ cho công tác huấn luyện về lâu dài như:
- Phân chia những khu Tiểu Trại để khi có các lễ hội quy mô lớn, tập trung lực lượng toàn quốc.
- Thiết kế các sân thể thao như: sân túc cầu, vũ cầu, bóng chuyền…
- Các khu sinh hoạt chung sẽ được trồng cỏ cho sạch đẹp.
- Xây dựng các nhà kho để bảo quản các dụng cụ sinh hoạt cắm trại (khí mãnh).
- Xây dựng các phòng giao tiếp; nơi ở của Ban Quản Trại; của Quan Khách và khu hội trường (theo bản vẽ dự trù, sẽ xây dựng một dãy nhà sàn theo kiểu nhà “Rông” của đồng bào Sắc Tộc).
- Xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt đến các khu vực Tiểu Trại… và còn nhiều dự án nữa. Nhưng tất cả đều không thực hiện được vì những chuyển biến của thời cuộc.
Biến cố lịch sử năm 1975 đã cuốn trôi những ước vọng cháy bỏng trong tim hàng vạn Đoàn Sinh, Huynh Trưởng và những người có tâm huyết với tổ chức áo lam.
“Đã là một tổ chức giáo dục tu học thế tục, nó không thể tách khỏi những sự thăng trầm, hưng vong của lịch sử, những bài học lịch sử của nhân loại, phải trả bằng sanh mạng, máu xương và nước mắt.
Để có được một lịch sử trên 70 năm, GĐPTVN cũng phải trả một giá đắt như vậy” (Anh cả Nguyên Tín Nguyễn Châu – Sen Trắng số 25).
Trại Trường GĐPTVN vẫn còn đó.
Đài Lục Hoà vẫn sừng sững uy nghiêm, thi gan cùng tuế nguyệt.
Hồ Than Thở vẫn trầm mặc, u buồn; hàng thông già vẫn lặng đứng chơ vơ để chờ đợi khi những cơn gió đi qua lại rít lên như hoài niệm, như tìm kiếm những bóng Lam xưa… mong cầu tụ hội.
Tất cả vẫn còn đó, nhưng những đứa con Lam giờ mỗi khi dừng chân ghé thăm lại chốn xưa… không khỏi ngậm ngùi, rơi nước mắt…
Đài cao vẫn uy nghi, rừng thông vẫn lồng lộng với gió ngàn… cảnh củ còn đây mà người xưa đâu cả rồi!!!
Các anh, các chị… giờ người thì đã nghỉ yên nơi cõi vĩnh hằng; kẻ thì đang lưu lạc xứ người!
Anh thì mái tóc đã bạc trắng với thời gian; chị nay đã lưng còng gối mỏi!
Nhưng tất cả vẫn đang hiện hữu…
Những cánh tay gầy guộc vẫn đang vươn lên cố giữ vững tay chèo, lèo lái con thuyền Lam đang trôi dạt bồng bềnh giữa cơn sóng dữ.
Tổ chức của chúng ta tồn tại cho đến ngày nay, nhờ vào những con người như các anh, các chị hết lòng phụng sự cho tổ chức. Đó là điều mà thế hệ đàn em chúng tôi trân trọng.
Anh cả từng nhắn nhủ chúng ta:
“Trong tất cả mọi vết thương, vết thương lòng là khó trị, dai dẵng và đau khổ nhất.
Con sư tử biểu tượng của sức mạnh, chết vì kẻ thù khác loại ở bên ngoài thì ít mà chết vì sư tử trùng thì nhiều. Anh chị em Huynh Trưởng và Đoàn Sinh GĐPTVN chết vì sự đánh phá của các thế lực vô minh, con số không đáng kể, mà chết vì hiểu lầm, phân hoá, chia rẽ, không nhất quán về các vấn đề chiến lược là chổ chúng ta cần soi rọi, quán chiếu”.
- Trại Trường của chúng ta thì đã thuộc về quá khứ!
- Trại Trường tương lai thì đang là kỳ vọng tha thiết của tập thể nhà Lam.
- Còn hiện tại thì chúng ta đang thụ huấn trong một Trại Trường thật hoành tráng và đầy phức tạp, đó là trường Đời.
Nguyện cầu cho anh chị em chúng ta đừng ai vấp ngã ở trường Đời!
(Tài liệu do Huynh Trưởng Nguyên Nghị GĐPT Đức Trọng – Lâm Đồng viết theo tư liệu của anh Nguyên Tín Nguyễn Châu).
Nguồn: Nội san Sen Trắng số 28 – GĐPTVN
0 comments