Từ khi sáng lập An Nam Phật Học Hội, Bác
Tâm Minh đã canh cánh bên lòng thao thức kiến lập các mô hình tổ chức
giáo dục Thanh Thiếu Đồng Niên, khởi nguồn từ miền Trung rồi nhanh chóng
phát triển trên địa bàn cả nước như Đồng Ấu Phât Tử, Gia Đình Phật Hóa
Phổ (1933), Hướng Đạo Phật Tử (1938), Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục
(1940). Đến năm 1945, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ. Tạm thời đình chỉ,
tạm ngưng các mô hình nầy. Năm 1947 tái sinh hoạt các mô hình sinh hoạt
trên, thống nhất một tên chung đó là tổ chức GIA ĐÌNH PHẬT HÓA PHỔ. Năm
1951 Đại Hội GIA ĐÌNH PHẬT HÓA PHỔ lần thứ nhất năm 1951. Đại hội nầy
thống nhất đổi danh xưng GIA ĐÌNH PHẬT HÓA PHỔ thành GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
VIỆT NAM và như vậy đây là Đại Hội GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM lần thứ
nhất. Đại Hội GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM lần thứ 2 năm 1955 tại chùa TỪ
ĐÀM. Đại Hội GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM LẦN THỨ 3 tại Linh Sơn Đà Lạt.
Trên lý thuyết GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM LÀ MỘT TỔ CHỨC XUYÊN SUỐT VÀ
NHẤT QUÁN nhưng trên thực tế GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM thuộc tổ chức
Giáo phái tập đoàn nào nằm dưới sự củ soát và chỉ đạo của giáo phái tập
đoàn đó chỉ có học chung, một chương trình một cơ cấu tổ chức giống nhau
nhưng các Giáo Hội hệ Phái quản lý cả. Chỉ có GIA ĐÌNH thuộc AN NAM
PHẬT HỌC HỘI mới có sự quản lý chặc chẽ, được giáo hội tự do quản lý
phần hành học tập chuyên môn đứng cạnh Hội. Do vậy mà không tiến hành
được Đại Hội Gia Đình Phật Tử lần thứ tư. Mãi đến năm 1961 mới tổ chức
được Đại Hội. Phái đoàn đại biểu nào cũng gồm hai thành phần: Thành phần
HT đại biểu và thành phần giáo hội đi kèm và kết quả phải cung thỉnh
Thượng Tọa Thích Thiện Hoa làm trưởng ban mới có thể khai thông bế tắc.
Thế nhưng BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG chỉ điều hành phần chuyên môn, Quản
Trị xếp cấp cũng do các tập đoàn Phật Giáo quản lý tấn phong cả.
Năm 1963 Pháp Nạn bộc phát sau bao năm
âm thầm bị bức tử tiêu diệt một cách mờ ám, kết quả chính quyền độc tài
GIA ĐÌNH TRỊ bị lật đổ. Tất cả 11 hệ phái thuộc hai tông NAM+BẮC thống
nhất thành một khối lấy tên là GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ra
đời. HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT là một thành
quả độc nhất không phải của ỦY BAN LIÊN PHÁI BẢO VỆ PHẬT GIÁO mà là của
PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO. Từ Hiến chương ấy mới có GIA ĐÌNH PHẬT
TỬ VỤ, một vụ trong 28 vụ của VIỆN HÓA ĐẠO. Do vậy Đại Hội GIA ĐÌNH PHẬT
TỬ VIỆT NAM KỲ V 1964 mới THỐNG NHẤT TỔ CHỨC QUẢN TRỊ HUẤN LUYỆN ĐÀO
TẠO THỐNG NHẤT VỚI HAI VĂN BẢN PHÁP QUY: NỘI QUY GIA ĐÌNH PHẬT TỬ và QUY
CHẾ HUYNH TRƯỞNG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM. Các BHD của các tập đoàn
giáo hệ, giáo phái chính thức giải thể, hồ sơ văn khố được thiết lập từ
đó. Các ACE có cấp phải được thống nhất ban Hành quyết định điều chỉnh.
Nay đã tròn năm mươi năm.
Kính thưa anh chị em việc quyết định các mốc giới lịch sử của tổ chức là từ:
- Năm 1933 – Năm 1938 – Năm 1940 – Năm 1947
- Năm 1951 –
Năm 1964. Là việc của đại hội. Chuyện thì dễ thôi, nhưng nó có ý nghĩa
rất tế nhị ảnh hưởng đến việc sống còn của tổ chức, nên các lý thuyết
gia, các sử gia tạm thời gác lại chuyện nầy. Nhưng lịch sử vẫn là lịch
sử, hãy để đấy có chi mà vội. Có điều nhắc lại lịch sử vai trò của mình
trước lịch sử là một cần thiết không thể nào quên. Cũng như BAN HƯỚNG
DẪN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI ĐẾN NAY VỪA TRÒN MƯỜI NĂM.
Huynh Trưởng Đoàn sinh GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM PHẢI TÂM NIỆM NHỚ LẤY
ĐỪNG BAO GIỜ QUÊN xin một lần trân trọng./.
(THỊ NGUYÊN)
0 comments