Ý Phật nhiệm mầu trông như mây phủ ở đầu non, đến được đầu non mây xa tít.
Cơ thiền bảng lảng, tưởng chừng trăng trôi mặt nước, hớt tan mặt nước trăng sâu mù.
Thực lý mà nói, văn tự có tuyệt xảo thế nào cũng không chở hết được ý. Người xưa nói: Ý tại ngôn ngoại. Phật thì nói: "Nhất thiết tu đa la giáo như tiêu nguyệt chỉ". Văn tự, giáo lý của tất cả kinh tạng ví như ngón tay chỉ trăng. Qua quá trình học tập dai dẳn tôi vụt nhớ hai lời dạy của Thế Tôn khi ngài chuẩn bị vào vô dư Niết Bàn: “Này các con, các pháp hữu vi là vô thường, chớ có phóng dật. Hãy tự mình tinh tấn để giải thoát”
Lời cổ vũ sấm rang đó, tôi khởi ý quyết định viết nên bài viết ngắn này.
Trong kinh Đại Phật đảnh Thủ Lăng Nghiêm, Phật dạy chúng phải biết tỏ ngộ: “CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ– THỂ TÁNH TỊNH MINH”. (Tánh thanh tịnh là THỀ của tâm. Tâm tùy duyên là DỤNG của tánh, tâm biểu hiện ra sáu căn mà biết đó là tâm). Vậy thế nào là “Chơn Tâm – Thể Tánh”?
Bản thể của Tự Tánh cùng khắp không gian và thời gian, siêu việt số lượng, chỗ bộ óc suy lường chẳng thể đến, nên dùng văn tự lời nói chẳng thể diễn tả, bất tư nghị chẳng thể nghĩ bàn chỉ có thể tự tu tự chứng, để nó tự hiện ra mà thôi, người xưa nói: “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri” nghĩa là: "như người uống nước,nóng lạnh tự biết" là vậy. Nay chỉ xin tạm dùng ngôn ngữ để đặt bày tư duy, hiểu rõ vấn đề mà thôi.
TÁNH là BẢN THỂ ví như MẶT TRĂNG thì chỉ có “MỘT”; TÂM là HIỆN TƯỢNG ví như BÓNG TRĂNG hiện ra vô số trên mặt nước sông hồ. Hay nói ngắn gọn hơn: TÁNH là THỂ, còn TÂM là DỤNG của TÁNH. Nhờ DỤNG mà biết được THỂ. Thấy DỤNG là biết được có THỂ . Vì chúng sanh phần đông căn trí thấp kém, vô minh che lấp nên chẳng biết được THỂ cho nên phải qua DỤNG mới biết được THỂ; Nói cách khác là phải qua TÂM mới biết được TÁNH. Cho nên, tôn chỉ tu tập và hành đạo của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma là: “Trực chỉ nhân Tâm, kiến Tánh thành Phật”. “TÂM” người với Tâm của vũ trụ hay Hư không là MỘT. TÂM thì có “TƯỚNG”, nhỏ như hạt bụi, lớn như hòn núi, Mặt Trời, Mặt Trăng hay trùm khắp như Hư Không. Còn TÁNH thì VÔ TƯỚNG bất động như như.
Như vậy, TÂM mê thì sanh ra thế giới vạn hữu, TÂM ngộ thì trở về TÁNH hay BÁT NHÃ. Ngộ nhập THỰC TƯỚNG BÁT NHÃ thì vạn hữu biến mất, ngay cả nguồn TÂM cũng biến mất nhập vào TÁNH thành PHI TÂM . Cho nên trong Chứng Đạo Ca, Huyền Giác Thiền sư dạy rõ:
TÁNH và TÂM liên đới không rời, những gì TÂM làm ra thì cũng giống như TÁNH làm ra . TÁNH hay Ma Ha Bát Nhã sinh ra vạn pháp thì vẫn uy nghi bất động, vẫn tự đầy đủ, sanh ra mà như không sanh tức “Huyễn sanh”. Còn TÂM sinh ra vạn pháp thì tăng giảm lớn nhỏ, biến dịch, sinh diệt giống như là “Mẹ sanh”. Xét cho cùng thì thật ra TÂM cũng không, chỉ là cái Bóng của TÁNH. TÂM đã không thì thế nào lại còn hỏi: “ TÂM sanh hay TÁNH sanh ?” Tuy nhiên về mặt Dụng của thế gian pháp thì xem như Tâm sanh. Còn về mặt Thể của pháp Tánh thì xem như Tánh sanh, nhưng sanh mà thật không sanh gì cả, tức là vô sanh. Vì Lục Tổ Đại sư Pháp Bảo Đàn Kinh có dạy:
“Tự Tánh vốn tự thanh tịnh nhưng hay sanh muôn pháp”. Như vậy, mới đầy đủ cái năng lực của Tự Tánh bao gồm cả hai mặt Thể và Dụng như một cái Thân có đủ hai cánh tay Mặt và Trái: Chân Không và Diệu Hữu.
Sự khám phá đường TÂM đến tận Gốc hay Chân Tâm là trở về cái “ánh sáng tỏ rõ” do Bát Nhã hay Tự Tánh chiếu ra mà kỳ thực là chẳng có ánh sáng tỏ rõ nào cả. Đó cũng là cái mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma khai thị: “Trực chỉ nhân Tâm kiến Tánh thành Phật”. Đi tuyệt cùng đường Tâm cho tới tận Gốc là Chân Tâm tức là đang tới cửa BÁT NHÃ, cửa NIẾT BÀN, cửa TỰ TÁNH, cửa TÁNH, cửa Vô Vi hay cửa Không. Còn một bước nhảy vọt qua cửa hay đầu sào trăm trượng là vào đất Như Lai, ngộ nhập BÁT NHÃ, thấy được TỰ TÁNH.
Tâm và Tánh là con đường rốt ráo để khám phá Chân Lý hay tìm Đạo đạt tới “Vô Sanh” thoát khỏi “Luân Hồi” cũng như cái mục đích tối thượng là thành Phật. Bồ Đề Đạt Ma đã từng khai thị: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhân Tâm, kiến Tánh thành Phật”. Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 3, Thiền Sư Mã Tổ lúc khai thị cho các Chư Tăng, khi thì nói: “Tức Tâm tức Phật”; khi khác lại nói: “Phi Tâm phi Phật”; rồi lại nói cả “phi vật”; thật ra không có gì là khác. Bởi vì muốn cầu Phật thì phải cầu Tâm, nhưng phải biết rõ Tâm mình “tận gốc” thì mới thấy được Phật Tánh ở nơi Tự Tâm, ngay đó tức Tâm là Phật. Còn phi Tâm phi Phật là đi nốt đường Tâm đạt đến “Tâm Không” (khác với Tâm vô ký); vì Tâm đã nhập vào Tánh thành phi Tâm và phi Phật; phi Tâm phi Phật ở đây là cái Bản Thể, cái Vô Tướng của Tâm và Phật tức là Tánh. Còn phi vật thì cũng cái Bản Thể đó phi Tâm, phi Phật, phi cả vật là cái Tự Tánh mà Lục Tổ Huệ Năng đã Chứng Ngộ: “Bổn lai vô nhất vật” dung thông với tất cả Tánh, cũng chính là cái Không, đất Như Lai, Bát Nhã hay Niết Bàn…Muốn nhập vào cái Không, cái Bản Thể hay là cái Tánh này thì phải đi nốt tận đầu nguồn Tâm là Ánh Sáng Bát Nhã, chính là cái Cửa “Vô Vi” của Thiền Sư Huyền Giác, ngay đó nhảy thẳng vào đất Như Lai:
Trong Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất, Tổ Đạt Ma nói về lý do cần Thấy Tánh:
- “ Nếu muốn tìm Phật hãy cần Thấy Tánh. Tánh tức là Phật.
- Nếu chẳng Thấy Tánh thì chay lạt giữ Giới đều vô ích cả.
- Kẻ mê mặc sức múa máy theo người, phút chốc đọa sanh tử. Đó là những người không Thấy Tánh xưng càn là Phật. Hạng chúng sanh ấy phạm tội lớn, phỉnh gạt tất cả chúng sanh, đưa vào vòng ma giới.
- Nếu không Thấy Tánh thì dầu giỏi nói Mười hai bộ Kinh vẫn là ma nói. Đó là hạng bà con của ma, chẳng phải học trò của nhà Phật”.
- Nếu Thấy Tánh tức là Phật. Không Thấy Tánh tức là chúng sanh.
- Lại hỏi: Nếu không Thấy Tánh thì niệm Phật, tụng kinh, Bố thí, giữ Giới, tinh tiến, rộng ban điều phước lợi có thành Phật được không?
- Đáp: Không được.
- Lại hỏi: Sao không được?
- Đáp: Nếu có chút pháp nào chứng được thì đó là pháp hữu vi – pháp Nhân Quả, pháp thọ báo, pháp luân hồi. Không rõ lẽ sống chết đời nào thành Phật Đạo.
- Nếu không Thấy Tánh thì nói gì về Nhân Quả vẫn chỉ là pháp ngoại đạo.
- Nếu không Thấy Tánh mà thành được Phật đạo không đâu có được.
- Thấy thẳng Tánh mình thì gọi là Thiền.
- Dầu có nói được ngàn kinh muôn luận mà không Thấy Tánh thì vẫn là phàm phu, chẳng phải là pháp Phật.
- Chỉ cần THẤY TÁNH thì dầu không biết một chữ vẫn được đạo.
- THẤY TÁNH tức là Phật
- Nếu Thấy được Tánh mình thì chẳng cần đọc kinh, niệm Phật.
- Nếu thấy Tâm mình là Phật thì không cần cắt tóc cạo râu. Hàng áo trắng vẫn là Phật.
- Nếu không Thấy Tánh, cắt tóc cạo râu vẫn là ngoại đạo
- Nếu Thấy Tánh, chiên đà la cũng thành Phật
- Phật sau chỉ nói Thấy Tánh
- Tánh tức là tâm
- Tâm tức là Phật
- Nếu không Thấy Tánh lại nói càn là “ta được quả chánh đẳng chánh giác” ấy là kẻ đại tội.
Qua đoạn Kinh vừa trích dẫn, ta rút ra mấy điều:
1/- Nếu không THẤY TÁNH, thì làm gì, nói gì, ngay cả làm Lục Độ, cạo tóc, đắp Y, chay lạt, giữ Giới, tụng Kinh, niệm Phật vẫn là ngoại đạo, không thể Thành Phật được. Nếu Thấy Tánh thì chiên đà la vẫn thành Phật.
2/- Tánh tức là Tâm, Tâm tức là Phật.
3 /- Lý do không Thấy Tánh là vị bị phiền não, Tham, Sân, Si che đậy, và vì không được gần Thiện tri Thức để được chỉ cho.
Thấy Tánh để được lợi ích gì?
Chính vì không Thấy Tánh, nên cho rằng mình là cái THÂN, vì thế mà quanh quẩn hành động vì nó, tạo ra bao nhiêu Nghiệp, để rồi cứ trả, vay không dứt. Thấy Tánh sẽ Thoát được những mê lầm nên không còn tạo Nghiệp nữa.
Mong chúng ta được ý quên lời để giảm nhẹ bệnh hình thức, câu nệ khuôn sáo biến kế danh ngôn.
Cơ thiền bảng lảng, tưởng chừng trăng trôi mặt nước, hớt tan mặt nước trăng sâu mù.
Thực lý mà nói, văn tự có tuyệt xảo thế nào cũng không chở hết được ý. Người xưa nói: Ý tại ngôn ngoại. Phật thì nói: "Nhất thiết tu đa la giáo như tiêu nguyệt chỉ". Văn tự, giáo lý của tất cả kinh tạng ví như ngón tay chỉ trăng. Qua quá trình học tập dai dẳn tôi vụt nhớ hai lời dạy của Thế Tôn khi ngài chuẩn bị vào vô dư Niết Bàn: “Này các con, các pháp hữu vi là vô thường, chớ có phóng dật. Hãy tự mình tinh tấn để giải thoát”
Lời cổ vũ sấm rang đó, tôi khởi ý quyết định viết nên bài viết ngắn này.
Trong kinh Đại Phật đảnh Thủ Lăng Nghiêm, Phật dạy chúng phải biết tỏ ngộ: “CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ– THỂ TÁNH TỊNH MINH”. (Tánh thanh tịnh là THỀ của tâm. Tâm tùy duyên là DỤNG của tánh, tâm biểu hiện ra sáu căn mà biết đó là tâm). Vậy thế nào là “Chơn Tâm – Thể Tánh”?
Bản thể của Tự Tánh cùng khắp không gian và thời gian, siêu việt số lượng, chỗ bộ óc suy lường chẳng thể đến, nên dùng văn tự lời nói chẳng thể diễn tả, bất tư nghị chẳng thể nghĩ bàn chỉ có thể tự tu tự chứng, để nó tự hiện ra mà thôi, người xưa nói: “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri” nghĩa là: "như người uống nước,nóng lạnh tự biết" là vậy. Nay chỉ xin tạm dùng ngôn ngữ để đặt bày tư duy, hiểu rõ vấn đề mà thôi.
TÁNH là BẢN THỂ ví như MẶT TRĂNG thì chỉ có “MỘT”; TÂM là HIỆN TƯỢNG ví như BÓNG TRĂNG hiện ra vô số trên mặt nước sông hồ. Hay nói ngắn gọn hơn: TÁNH là THỂ, còn TÂM là DỤNG của TÁNH. Nhờ DỤNG mà biết được THỂ. Thấy DỤNG là biết được có THỂ . Vì chúng sanh phần đông căn trí thấp kém, vô minh che lấp nên chẳng biết được THỂ cho nên phải qua DỤNG mới biết được THỂ; Nói cách khác là phải qua TÂM mới biết được TÁNH. Cho nên, tôn chỉ tu tập và hành đạo của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma là: “Trực chỉ nhân Tâm, kiến Tánh thành Phật”. “TÂM” người với Tâm của vũ trụ hay Hư không là MỘT. TÂM thì có “TƯỚNG”, nhỏ như hạt bụi, lớn như hòn núi, Mặt Trời, Mặt Trăng hay trùm khắp như Hư Không. Còn TÁNH thì VÔ TƯỚNG bất động như như.
Như vậy, TÂM mê thì sanh ra thế giới vạn hữu, TÂM ngộ thì trở về TÁNH hay BÁT NHÃ. Ngộ nhập THỰC TƯỚNG BÁT NHÃ thì vạn hữu biến mất, ngay cả nguồn TÂM cũng biến mất nhập vào TÁNH thành PHI TÂM . Cho nên trong Chứng Đạo Ca, Huyền Giác Thiền sư dạy rõ:
“Mộng lý minh minh hữu lục thú
Giác hậu không không vô đại thiên”.
Tạm dịch:
“Trong mộng lao xao bày sáu nẻo
Tỉnh ra bằng bặt chẳng ba nghìn”
(Thiền Sư Huyền Giác).
Giác hậu không không vô đại thiên”.
Tạm dịch:
“Trong mộng lao xao bày sáu nẻo
Tỉnh ra bằng bặt chẳng ba nghìn”
(Thiền Sư Huyền Giác).
TÁNH và TÂM liên đới không rời, những gì TÂM làm ra thì cũng giống như TÁNH làm ra . TÁNH hay Ma Ha Bát Nhã sinh ra vạn pháp thì vẫn uy nghi bất động, vẫn tự đầy đủ, sanh ra mà như không sanh tức “Huyễn sanh”. Còn TÂM sinh ra vạn pháp thì tăng giảm lớn nhỏ, biến dịch, sinh diệt giống như là “Mẹ sanh”. Xét cho cùng thì thật ra TÂM cũng không, chỉ là cái Bóng của TÁNH. TÂM đã không thì thế nào lại còn hỏi: “ TÂM sanh hay TÁNH sanh ?” Tuy nhiên về mặt Dụng của thế gian pháp thì xem như Tâm sanh. Còn về mặt Thể của pháp Tánh thì xem như Tánh sanh, nhưng sanh mà thật không sanh gì cả, tức là vô sanh. Vì Lục Tổ Đại sư Pháp Bảo Đàn Kinh có dạy:
“Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp!”
Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp!”
“Tự Tánh vốn tự thanh tịnh nhưng hay sanh muôn pháp”. Như vậy, mới đầy đủ cái năng lực của Tự Tánh bao gồm cả hai mặt Thể và Dụng như một cái Thân có đủ hai cánh tay Mặt và Trái: Chân Không và Diệu Hữu.
Sự khám phá đường TÂM đến tận Gốc hay Chân Tâm là trở về cái “ánh sáng tỏ rõ” do Bát Nhã hay Tự Tánh chiếu ra mà kỳ thực là chẳng có ánh sáng tỏ rõ nào cả. Đó cũng là cái mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma khai thị: “Trực chỉ nhân Tâm kiến Tánh thành Phật”. Đi tuyệt cùng đường Tâm cho tới tận Gốc là Chân Tâm tức là đang tới cửa BÁT NHÃ, cửa NIẾT BÀN, cửa TỰ TÁNH, cửa TÁNH, cửa Vô Vi hay cửa Không. Còn một bước nhảy vọt qua cửa hay đầu sào trăm trượng là vào đất Như Lai, ngộ nhập BÁT NHÃ, thấy được TỰ TÁNH.
“Tranh tự Vô Vi Thực Tướng môn,
Nhất siêu trực nhập Như Lai Địa”.
Nhất siêu trực nhập Như Lai Địa”.
Tâm và Tánh là con đường rốt ráo để khám phá Chân Lý hay tìm Đạo đạt tới “Vô Sanh” thoát khỏi “Luân Hồi” cũng như cái mục đích tối thượng là thành Phật. Bồ Đề Đạt Ma đã từng khai thị: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhân Tâm, kiến Tánh thành Phật”. Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 3, Thiền Sư Mã Tổ lúc khai thị cho các Chư Tăng, khi thì nói: “Tức Tâm tức Phật”; khi khác lại nói: “Phi Tâm phi Phật”; rồi lại nói cả “phi vật”; thật ra không có gì là khác. Bởi vì muốn cầu Phật thì phải cầu Tâm, nhưng phải biết rõ Tâm mình “tận gốc” thì mới thấy được Phật Tánh ở nơi Tự Tâm, ngay đó tức Tâm là Phật. Còn phi Tâm phi Phật là đi nốt đường Tâm đạt đến “Tâm Không” (khác với Tâm vô ký); vì Tâm đã nhập vào Tánh thành phi Tâm và phi Phật; phi Tâm phi Phật ở đây là cái Bản Thể, cái Vô Tướng của Tâm và Phật tức là Tánh. Còn phi vật thì cũng cái Bản Thể đó phi Tâm, phi Phật, phi cả vật là cái Tự Tánh mà Lục Tổ Huệ Năng đã Chứng Ngộ: “Bổn lai vô nhất vật” dung thông với tất cả Tánh, cũng chính là cái Không, đất Như Lai, Bát Nhã hay Niết Bàn…Muốn nhập vào cái Không, cái Bản Thể hay là cái Tánh này thì phải đi nốt tận đầu nguồn Tâm là Ánh Sáng Bát Nhã, chính là cái Cửa “Vô Vi” của Thiền Sư Huyền Giác, ngay đó nhảy thẳng vào đất Như Lai:
“Tranh tự “Vô Vi” Thực Tướng môn,
Nhất siêu trực nhập Như Lai Địa”.
(Thiền Sư Huyền Giác).
(Sao bằng tự cửa Vô Vi ấy,
Một nhảy thẳng liền Đất Như Lai).
Nhất siêu trực nhập Như Lai Địa”.
(Thiền Sư Huyền Giác).
(Sao bằng tự cửa Vô Vi ấy,
Một nhảy thẳng liền Đất Như Lai).
Trong Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất, Tổ Đạt Ma nói về lý do cần Thấy Tánh:
- “ Nếu muốn tìm Phật hãy cần Thấy Tánh. Tánh tức là Phật.
- Nếu chẳng Thấy Tánh thì chay lạt giữ Giới đều vô ích cả.
- Kẻ mê mặc sức múa máy theo người, phút chốc đọa sanh tử. Đó là những người không Thấy Tánh xưng càn là Phật. Hạng chúng sanh ấy phạm tội lớn, phỉnh gạt tất cả chúng sanh, đưa vào vòng ma giới.
- Nếu không Thấy Tánh thì dầu giỏi nói Mười hai bộ Kinh vẫn là ma nói. Đó là hạng bà con của ma, chẳng phải học trò của nhà Phật”.
- Nếu Thấy Tánh tức là Phật. Không Thấy Tánh tức là chúng sanh.
- Lại hỏi: Nếu không Thấy Tánh thì niệm Phật, tụng kinh, Bố thí, giữ Giới, tinh tiến, rộng ban điều phước lợi có thành Phật được không?
- Đáp: Không được.
- Lại hỏi: Sao không được?
- Đáp: Nếu có chút pháp nào chứng được thì đó là pháp hữu vi – pháp Nhân Quả, pháp thọ báo, pháp luân hồi. Không rõ lẽ sống chết đời nào thành Phật Đạo.
- Nếu không Thấy Tánh thì nói gì về Nhân Quả vẫn chỉ là pháp ngoại đạo.
- Nếu không Thấy Tánh mà thành được Phật đạo không đâu có được.
- Thấy thẳng Tánh mình thì gọi là Thiền.
- Dầu có nói được ngàn kinh muôn luận mà không Thấy Tánh thì vẫn là phàm phu, chẳng phải là pháp Phật.
- Chỉ cần THẤY TÁNH thì dầu không biết một chữ vẫn được đạo.
- THẤY TÁNH tức là Phật
- Nếu Thấy được Tánh mình thì chẳng cần đọc kinh, niệm Phật.
- Nếu thấy Tâm mình là Phật thì không cần cắt tóc cạo râu. Hàng áo trắng vẫn là Phật.
- Nếu không Thấy Tánh, cắt tóc cạo râu vẫn là ngoại đạo
- Nếu Thấy Tánh, chiên đà la cũng thành Phật
- Phật sau chỉ nói Thấy Tánh
- Tánh tức là tâm
- Tâm tức là Phật
- Nếu không Thấy Tánh lại nói càn là “ta được quả chánh đẳng chánh giác” ấy là kẻ đại tội.
Qua đoạn Kinh vừa trích dẫn, ta rút ra mấy điều:
1/- Nếu không THẤY TÁNH, thì làm gì, nói gì, ngay cả làm Lục Độ, cạo tóc, đắp Y, chay lạt, giữ Giới, tụng Kinh, niệm Phật vẫn là ngoại đạo, không thể Thành Phật được. Nếu Thấy Tánh thì chiên đà la vẫn thành Phật.
2/- Tánh tức là Tâm, Tâm tức là Phật.
3 /- Lý do không Thấy Tánh là vị bị phiền não, Tham, Sân, Si che đậy, và vì không được gần Thiện tri Thức để được chỉ cho.
Thấy Tánh để được lợi ích gì?
Chính vì không Thấy Tánh, nên cho rằng mình là cái THÂN, vì thế mà quanh quẩn hành động vì nó, tạo ra bao nhiêu Nghiệp, để rồi cứ trả, vay không dứt. Thấy Tánh sẽ Thoát được những mê lầm nên không còn tạo Nghiệp nữa.
Mong chúng ta được ý quên lời để giảm nhẹ bệnh hình thức, câu nệ khuôn sáo biến kế danh ngôn.
"Nhất thiết tu đa la giáo
Như tiêu nguyệt chỉ".
Lại có thơ rằng:
"Không môn bất khẳng xuất
Đầu song giả tự si
Bách niên toàn cố chỉ
Hà nhật xuất đầu thì".
dịch:
Cửa không chẳng chịu ra
Vùi đầu quá si đà
Bao lâu vùi giấy cũ
Cũng không ngày được ra. (HT.Thích Thanh Từ dịch)
Như tiêu nguyệt chỉ".
Lại có thơ rằng:
"Không môn bất khẳng xuất
Đầu song giả tự si
Bách niên toàn cố chỉ
Hà nhật xuất đầu thì".
dịch:
Cửa không chẳng chịu ra
Vùi đầu quá si đà
Bao lâu vùi giấy cũ
Cũng không ngày được ra. (HT.Thích Thanh Từ dịch)
Minh Giác
0 comments