Hồng danh Địa Tạng có nghĩa như đất đai rộng lớn chứa hết vạn vật.
Địa
Tạng Vương Bồ Tát có một chùm lông trắng xoáy nằm ở trên trán, giữa hai
mắt, tay trái cầm Như Ý Châu, tay phải cầm Tích trượng có sáu vòng
tượng trưng cho lục đạo luân hồi.
Có
nhiều sự tích về Ngài, nhưng hai ấn bản về thân thế được lưu truyền
nhất về Ngài phải kể đến là Đức Địa Tạng sinh ra trong một gia đình vốn
thuộc dòng dõi Bà-La-Môn, tên là Kolita Moggallàna hay còn gọi là Mục
Kiền Liên. Ngài là người có đức, có tâm nhưng bà Thanh Đề mẹ Ngài lại
mang nhiều sát nghiệp.
Bà
Thanh Đề chết đi, bị đày xuống Vô gián địa ngục, phải chịu sự trừng
phạt đau đớn, không thể siêu thoát. Mục Kiền Liên thương mẹ, thiền định
niệm Phật trước linh cữu bà nhiều ngày, Đức Phật cảm động nói với Ngài
vào ngày rằm tháng Bảy, hãy cùng chư tăng tổ chức một buổi lễ để cầu
nguyện và hộ niệm cho cửu huyền thất tổ và mẹ Ngài. Mục Kiều Liên làm
theo cuối cùng bà Thanh Đề cũng được giải thoát.
Về
sau Ngài cùng người bạn từ thuở niên thiếu Upatissa, Xá Lợi Phất, được
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thu nhận làm đệ tử. (Trích trong quyển Thập Đại
Đệ Tử).
Đây
cũng chính là điển tích nói về lễ Vu Lan (Xá tội vong nhân) vào ngày
15/7 âm lịch hàng năm, là ngày những người con nhớ ơn công lao sinh
dưỡng và tình yêu thương của mẹ
Bông hồng cài áo là nghĩa cử cao đẹp do Thiền sư Thích Nhất Hạnh đề xướng ở Việt Nam
Biết
được có nhiều người cũng sa chân vào chốn lầm than, Ngài đã đến trước
Đức Phật nói rằng Ngài nguyện xuống địa ngục, cứu vớt chúng sinh. Bao
giờ địa ngục hết chúng sinh lầm than mới xin thành Phật.
“Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật,
Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ-đề”.
Đức Địa Tạng Vương trong tôn tượng tay trái cầm Châu Như Ý, tay phải cầm Tích Trượng, ngồi tòa sen trên mình Đế Thính
Ấn
bản thứ hai lưu truyền lại rằng Ngài là hoàng tử xứ Tân La (Nay thuộc
Nam Hàn) tên là Kim Kyo-Gak (Kim Kiều Giác). Tuy là người sinh ra trong
hoàng tộc nhưng hoàng tử Kim Kiều Giác là người giản dị, đạm mạc, thích
đọc sách Thánh hiền.
Năm
24 tuổi Ngài xuất gia, dắt theo con chó trắng tên là Thiện Thính (Đế
Thính) đi khắp nơi tìm chốn thanh tịnh để tĩnh tu. Cuối cùng Ngài chọn
núi Cửu Hoa (nay thuộc An Huy Trung Quốc) và thiền định tròn 75 năm tại
đó.
Tương
truyền một hôm Ngài đang thiền định thì bị một con rắn nhỏ cắn vào chân
nhưng Ngài vẫn bất động, ngay lập tức có một người phụ nữ tuyệt đẹp từ
vách núi bay ra cúi lạy, đưa thuốc cho ngài, để tạ lỗi người đó đã tạo
ra dòng suối Long Nữ tuyền nổi danh ở núi Cửu Hoa.
Sự tích về ngài còn gắn liền với chuyện cha con Văn Các lão nhân là Mẫn Công và nhà sư Đạo Minh.
Mẫn
Công là trưởng giả giàu có, hay tích đức làm việc thiện, thường xuyên
cúng dường, bố thí cho các nhà sư, người nghèo. Con trai Mẫn Công ngưỡng
mộ Đức Địa Tạng, đến xin xuất gia, hiệu là Đạo Minh. Sau Mẫn Công vì
muốn thuận tiện cho việc nghe giảng pháp đã bái Đạo Minh làm thầy. Đây
là giai thoại nổi tiếng trong chốn Thiền môn.
Khi
ở tuổi 99 vào ngày 30 tháng 7, Ngài gọi chúng cao tăng đệ tử lại để từ
giã. Tương truyền lúc đó từ khắp núi rừng phát ra tiếng gào khóc thảm
thiết của muông thú, cỏ cây héo rũ, mây phủ che kín, khắp nơi tỏa ra mùi
hương thơm ngát.
Sau
khi viên tịch, nhục thân của Ngài được chúng đệ tử đặt vào một động đá.
Ba năm sau, chúng tăng mở động ra phát hiện nhục thân vẫn nguyên vẹn
như khi còn sống bèn đem đến bảo tháp trên ngọn Thần Quang Lãnh để thờ
cúng.
Địa Tạng Vương Bồ Tát và hai cha con Văn Các lão nhân
Địa
Tạng Vương là vị Bồ Tát cứu độ chúng sinh dưới địa ngục và bảo vệ trẻ
em. Nhiều người tin rằng những đứa trẻ yểu mạng, vì thương nhớ cha mẹ và
người thân nên quanh quẩn bên sông, không chịu qua cầu Nại Hà đi đầu
thai. Lúc này Đức Địa Tạng sẽ xuất hiện, an ủi, giảng giải và giúp đỡ
chúng tạo công đức qua sông.
Tại Trung Quốc, trú xứ của Đức Địa Tạng Vương là núi Cửu Hoa (một trong Tứ đại danh sơn).
Thường Ngọc
0 comments